Friday, March 19, 2010

James Clerk Maxwell Và Lực Tuyến Hệ

0 comments

James Clerk Maxwell Và Lực Tuyến Hệ

(NHỮNG NHÂN VẬT LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI)

Năm 1831, lúc mà cả thế giới Tây Phương còn đang khâm phục nhà Vật Lý Học Michael Faraday với những khám phá độc đáo của ông về hiện tượng cảm ứng điện từ - tức electromagnetic induction - mà đã là nguồn gốc mỡ màn cho sự phát minh của các máy phát điện cho nhân lọai sau này, thì cậu bé có tên James Clerk Maxwell chỉ vừa mới cất tiếng oe oe chào đời.

Ngày nay, trong khi chúng ta đang hưỡng thụ những tiện nghi được phát triển triền miên không ngừng nghĩ từ những công trình nghiên cứu của James Clerk Maxwell như radio, TV, điện thoại viễn liên, cellular phone v.v.. và nhất là chiếc microwave oven tối cần thiết của mọi gia đình, nhân loại có ngờ đâu cậu bé ấy sau đó đã trỡ thành một nhà Vật Lý Học lừng lẫy nhất của thế kỹ 19.

Những lý thuyết của ông bao trùm sự nghiên cứu và khã năng tư duy của các bộ óc tinh khôn nhất của nhân loại, đi xa thẵm vào những chiều hướng trừu tượng vô hình của vũ trụ, khác hẳn với những kiến thức hửu hình của vật chất mà loài người đang quen thuộc. Vì những công trình tận tụy miệt mài nghiên cứu và những phương trình chứng minh mới của ông, loài người nhận thức được những giớI hạn mới, những biên giới mới, những phạm trù mới mà hệ thống lý thuyết Vật Lý đang áp dụng đương thời bỗng không còn được thích ứng nữa, mà phải nhường chổ cho một lý thuyết độc đáo mới của Maxwell.

Nhà bác học Michael Faraday trước đó đã nêu ra một số lý thuyết mới rất lạ lùng, hấp dẩn nhưng chưa được chứng minh bằng thí nghiệm. Maxwell là người đặt trọn niềm tin vào thuyết của Faraday, và tự hứa chính ông sẽ chứng minh được thuyết của Faraday bằng thử nghiệm. Ông miệt mài đúc kết được tập khảo luận đầu tiên mang tên "Nghiên Cứu Về Lực Tuyến Hệ Của Faraday" - tức "On Faraday's Lines of Force", mà ông đã kiến trúc được một mô hình căn bản về từ trường, mà những kẽ đương thời chế giểu là lạ lùng và phức tạp. Dựa trên những khái niệm đơn giản, thô thiển về đặc tính của dòng điện, một số người cố chấp cho ông là kỳ quặc vì các thí nghiệm trong phòng nghiên cứu của ông đầy các giây điện lòng thòng với những ống tuýp và các lọ hóa học ngỗn ngang. Tuy nhiên chính tập khảo cứu này đã bắt được cặp mắt thích thú và khâm phục của nhà Vật Lý Học lỗi lạc đương thời Faraday.

Danh tiếng của Maxwell sau đó được vang dậy với tập khảo cứu thứ nhì mang tên "Nghiên Cựu Về Lực Tuyến Hệ Của Vật Lý" - tức "On Physical Lines of Forces", mà ông có công khai triễn thêm về những tương quan giữa dòng điện và Từ Trường, với các đặc tính trừu tượng.

Sau đó ông khám phá ra điều bí ẫn kỳ thú là các luồng sóng ánh sáng và dòng điện đều di chuyễn chung một vận tốc. Điều này ám chỉ một sự liên hệ mật thiết giữa các quang tử (là một chất vô thể) và điện tử (là chất hửu thể). Chính khám phá này đưa đến một kết luận cực kỳ thích thú và quan trọng là chính các đơn vị ánh sáng (quang tử) hẳn cũng là sự kết hợp từ các luồng sóng điện từ. Nếu điều này là đúng, thì những biến động (gọi là disturbances) của ánh sáng hẳn phải do những luồng sóng điện khác cấu thành. Những chấn động quang tính này không thể nào phát hiện được bằng mắt thường, mà chỉ có thể được chứng minh một cách gián tiếp bằng cách đo lường những phản ứng điện đo từ những hiện tượng liên hệ, rồi phải giải thích thêm bằng lý thuyết bổ sung.

Khi Maxell ấn hành những khám phá này trong quyễn sách thứ ba mang tên "Lý Thuyết Động Lực của Từ Trường" vào năm 1865, thì chính tập khảo cứu này lại gây nên những chấn động trong giới bác học đương thời. Hàng trăm khoa học gia khắp nơi đã cùng thi đua tìm cách chứng minh sự hửu tính của các luồng sóng điện vô hình này.

Nhưng mãi cho đến năm 1889, tức là 10 năm sau khi Maxwell đã ra người thiên cổ, nhà vật lý học Heinrich Hertz mới biểu thị được sự hiện hửu của các luồng sóng vô tuyến điện đầu tiên, và chính tên ông Hertz đã được tri ân, dùng để làm đơn vị đo độ dài sóng. Dĩ nhiên là chính các công trình nghiên cứu của Maxwell đã đóng góp sâu xa vào tiến trình chung đó của nhân loại.

Trỡ về với việc học hỏi và sáng tạo, đối với các sinh viên đại học tức là những khoa học gia tương lai của chúng ta (nhất là ngành điện) mà hiện vẫn còn bù đầu với những phương trình rắc rối của Maxwell, hảy tưỡng tượng thế giới sẽ thiếu tiện nghi đến mức nào nếu chúng ta bỗng dưng ngày nào đó mất đi những phương tiện truyền thông của radio và TV, cell phone, hoặc mất đi sự tiện lợi của chiếc microwave oven?

Cát Biển

Wednesday, March 17, 2010

Tuổi Trẻ Tôi Tuổi Trẻ Em

1 comments

Tuổi Trẻ Tôi Tuổi Trẻ Em

Đời cho thân ta một kiếp làm người
Nguyện đem vinh quang rọi ánh mặt trời
Từ bóng đêm khơi lên ngọn lửa
Từ u mê gióng chuông dậy đi

Máu tim kiêu hùng Việt Nam tuổi trẻ
Tuổi trẻ cha anh đi tìm lý tưởng
Vì quê hương tuổi xuân dâng hiến
Vì tự do dẫu có hiểm nguy

Tuổi Trẻ Tôi Tuổi Trẻ Em
Thanh niên Việt Nam kiêu dũng
Hãy bước tới đi đến cùng
Đốt ngời lên ngọn đuốc tự do

Tuổi Trẻ Tôi Tuổi Trẻ Em
Một mũi tên chống bạo tàn
Một pháo đài chống bất công
Một thành trì giữ núi sông

Tuổi trẻ em nêu cao chí làm người
Đòi hỏi Công Bằng giữa những bất công
Đòi quê hương từ quân tham ác
Đòi nhân quyền dẫu bước cùm gông

Tự Do đây tuổi trẻ Việt Nam
Mang oai linh kiêu dũng đứng lên
Công Lý chiếu ngời từ ngục tù tối tăm
Bóng em tỏa đầy sông núi Việt Nam


Cát Biển
15-March-2010


Mẹ Yêu Thương (Nhạc)

0 comments
Mẹ Yêu Thương

Thơ Cát Biển
Nhạc Thiên Anh
Hòa âm: Trần Hải Bằng
Ca sĩ: Kyra Nguyen


Ngày xưa mẹ về con ra ôm mẹ
Mẹ cho trái ổi Mẹ cho củ khoai
Chiều chiều mong mẹ để nghe tiếng chân
Nghe tên mẹ gọi nghe hạnh phúc gần

Rồi con rời mẹ vào học trường xa
Phương người cô lẻ chạnh nhớ mái nhà
Có hôm mẹ gửi nồi cá nục kho
Kèm thêm lá thư ..lệ thương nhạt nhòa
..từng chữ nhạt nhòa..

Tủi hờn ly biệt Tháng Tư vĩnh quyết
Cùng mẹ lênh đênh theo dòng định mệnh
Xứ người xa lạ học nói tiếng Anh
Mẹ đi cứ lạc ốc đảo vây quanh

Hai lần đột quỵ Mẹ đuối biển đời
Một hôm sầu thảm Mẹ bỏ con đi
Ơn sâu nghĩa nặng từ buổi sơ sanh
Đất trời hoang vắng ngày lá lìa cành

Xưa bước chân mẹ mang quà tuổi thơ
Chiều bên nắng nhẹ hồn trẻ ngóng chờ
Ngày nào nghe lại tiếng chim gọi đàn
Ngày nào con mẹ ấm vòng tay đan

Một chốn bình yên quẳng gánh ưu phiền
Thành tâm con nguyện Mẹ bước an nhiên

Cát Biển
22-Dec-2009

Friday, March 12, 2010

Bài thơ Trăng Nghẹn của tác giả Hoài Tường Phong

0 comments
Tôi đọc bài thơ Trăng Nghẹn của tác giả Hoài Tường Phong (Cần Thơ) đầy xúc động.
Bài thơ Trăng Nghẹn là một bài thơ sâu sắc với từ ngữ bình dị mà sức công phá mãnh liệt.
Những lời lẻ gần gũi chân chất mà mang đầy xót xa của một thế hệ đi vào ngỏ cụt không tương lai, không lý tưởng, không ý nghỉa (tức hình ảnh của Trăng).
Bài thơ Trăng Nghẹn nói lên niềm đau thương - không riêng gì của thế hệ tuổi trẻ 17, 20 mà của cả một dân tộc không lối thoát.
Họ càng từ khước Giải Nhất của bài thơ này lại càng làm Trăng Nghẹn nổi tiếng khắp nơi.

Cát Biển


TRĂNG NGHẸN

Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.

Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.

Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.

Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.

Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.

Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.

Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.

Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.

HOÀI TƯỜNG PHONG
(Cần Thơ)

Visitors Count

SEO Services

About Me

My email: sn68pbc@yahoo.com -- My Homepage: www.catbien.com